image banner
Nghiên cứu xây dựng quy trình điều trị nghiện game bằng thuốc an thần kinh và chống trầm cảm tại Hải Phòng
Đây là đề tài khoa học và công nghệ (KH&CN) cấp thành phố do Bệnh viện Tâm thần Hải Phòng chủ trì thực hiện, được Hội đồng KH&CN tư vấn đánh giá, nghiệm thu sáng 23/12/2022 tại Sở KH&CN thành phố Hải Phòng.

Đây là đề tài khoa học và công nghệ (KH&CN) cấp thành phố do Bệnh viện Tâm thần Hải Phòng chủ trì thực hiện, được Hội đồng KH&CN tư vấn đánh giá, nghiệm thu sáng 23/12/2022 tại Sở KH&CN thành phố Hải Phòng. Phó Giám đốc Sở Y tế Hải Phòng Phan Huy Thục làm Chủ tịch Hội đồng.

         

Quang cảnh hội nghị.

Đề tài đã tiến hành nghiên cứu sử dụng Bộ công cụ chẩn đoán ICD - 11 và trắc nghiệm tâm lý trong khám sàng lọc và trong tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân nghiện game; nghiên cứu phương pháp điều trị bệnh nghiện game bằng thuốc an thần kinh (Olanzapine) và chống trầm cảm (Sertraline) theo các giai đoạn; tổ chức điều trị bệnh nghiện game bằng thuốc an thần kinh và chống trầm cảm; đồng thời đề xuất quy trình điều trị bệnh nghiện game bằng thuốc an thần kinh và chống trầm cảm.

Kết quả sàng lọc trên 2.990 bệnh nhân từ 12 đến 45 tuổi đến khám và điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Hải Phòng từ tháng 01/2021 - 9/2022, có 776 bệnh nhân có tiền sử chơi game, lựa chọn 66 bệnh nhân đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện game của ICD-11. Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là trên 27, trong đó nam giới chiếm 98,48%. Phần lớn bệnh nhân làm nghề tự do, thời gian chơi game trung bình hơn 3 tháng/năm, 96,97% bệnh nhân chơi game online, 100% bệnh nhân đều có hội chứng cai khi trò chơi bị cắt, mất đi mối quan hệ có ý nghĩa trong cuộc sống, 96,97% bệnh nhân có dung nạp chơi game, 95,45% nói dối về về trò chơi game của mình, 90,91% chơi game là hoạt động chủ đạo hàng ngày, 100% bệnh nhân có rối loạn về giấc ngủ, trong đó có đến 15,15% bệnh nhân mất ngủ hoàn toàn. Các bệnh nhân nghiện game có biểu hiện bồn chồn, bất an chiếm 87,88%, lo âu 54,54%, hoang tưởng bị hại chiếm 16,67%, hoang tưởng tự buộc tội chiếm 13,64%, ảo giác thường gặp là ảo thị chiếm 15,15%, 100% bệnh nhân ngại tiếp xúc với mọi người và giảm hiệu suất lao động và học tập. Triệu chứng trầm cảm không điển hình, trong đó khí sắc giảm, mệt mỏi, giảm tập trung chú ý chiếm 100%, giảm tự tin 83,33%, bi quan 33,33%; có ý tưởng, hành vi tự sát chiếm 27,27%.

Từ những nghiên cứu trên, Ban chủ nhiệm đề tài thực hiện quy trình điều trị bệnh nghiện game bằng thuốc an thần kinh và chống trầm cảm cho 66 bệnh nhân tại Hải Phòng theo trình tự từ sàng lọc, đánh giá ban đầu đến can thiệp điều trị trong thời gian 12 tuần gồm: 4 tuần nội trú và 8 tuần ngoại trú tại Bệnh viện Tâm thần Hải Phòng; Olanzapin sử dụng liều trung bình 15,45 ± 5,53 mg/ngày, Sertraline liều trung bình 93,18 ± 26,14 mg/ngày. 100% bệnh nhân được phối hợp điều trị liệu pháp nhận thức hành vi và phục hồi chức năng tâm lý xã hội theo quy trình. Phần lớn các triệu chứng nghiện game thuyên giảm hoàn toàn. Các triệu chứng khó vào giấc ngủ, thức giấc sớm và mất ngủ hoàn toàn đã thuyên giảm. Hoang tưởng và ảo giác thuyên giảm hoàn toàn, các triệu chứng như mất đi mối quan hệ có ý nghĩa trong cuộc sống, công việc, giáo dục, việc làm vì trò chơi game còn 40,91%; mất quan tâm với những sở thích và trò giải trí trước đó, ngoại trừ các trò chơi game còn 13,64%; bận tâm với trò chơi, chơi game còn 9,09%. Các triệu chứng về cảm xúc như bồn chồn, bất an thuyên giảm rõ rệt, còn 12,12%, lo âu còn 9,09%. Tất cả các triệu chứng rối loạn hoạt động đều có sự thuyên giảm rõ rệt so với thời gian vào viện, một số triệu chứng vẫn còn tồn tại với tỷ lệ thấp như giảm hiệu suất lao động và học tập còn 40,91%, hành vi bốc đồng còn 18,18%, ngại tiếp xúc với mọi người còn 10,6%.  Các triệu chứng về trầm cảm thuyên giảm rõ rệt như khí sắc giảm chỉ còn 19,7%; mất mọi quan tâm, thích thú  còn 13,64%; mệt mỏi còn 31,82%; bi quan còn 4,55%, không còn bệnh nhân có ý tưởng và hành vi tự sát.

Theo đánh giá của Hội đồng KH&CN, kết quả thực hiện đề tài xếp loại xuất sắc. Hội đồng thống nhất trình Ủy ban nhân dân thành phố nghiệm thu nhiệm vụ sau khi cơ quan chủ trì chỉnh sửa các nội dung theo các ý kiến Hội đồng như: làm rõ cơ chế bệnh sinh và người giám hộ đối với bệnh nhân; có khuyến nghị cho công tác truyền thông và hoàn thiện báo cáo khoa học./.

Nguyễn Thơm

Thứ 5, ngày 24 tháng 10 năm 2024
  • 16Giờ
  • 55Phút
  • 55Giây
Thông báo
 
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0