image banner
Nghiên cứu xây dựng quản lý và sử dụng bộ mẫu sinh vật biển thuộc quần đảo Cát Bà

Đây là đề tài khoa học cấp thành phố do TS Cao Văn Lương cùng các cộng sự Viện Tài nguyên và Môi trường biển thực hiện. Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Hội nghị tư vấn đánh giá, nghiệm thu vào sáng 16/12. Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bùi Thanh Tùng làm Chủ tịch Hội đồng.  

Anh-tin-bai

Quang cảnh Hội nghị tư vấn đánh giá kết quả nhiệm vụ.

Trên cơ sở thu thập thông tin, các nguồn tài liệu có liên quan về đa đạng sinh học vùng biển quần đảo Cát Bà, đề tài đánh giá tng quan vấn đề nghiên cứu và phân tích các nội dung, đối tượng nghiên cứu về số lượng các nhóm loài thực vật phù du (TVPD), động vật phù du (ĐVPD) như cá, rong biển, thân mềm, da gai, giáp xác, giun nhiều tơ, nguồn giống, loài, các nhóm, các sinh cảnh. Kết quả đã xác định được tổng số 1200 mẫu vật, trong đó có 806 loài sinh vật biển, thuộc 525 chi, 311 họ khác nhau; 76 loài sinh vật biển thuộc sách đỏ Việt Nam; 05 loại kịch bản theo các chủ đề cây phát sinh chủng loại, đa dạng sinh học, chuỗi thức ăn và chủ đề hệ sinh thái; Xây dựng được bộ mẫu sinh vật biển thuộc quần đảo Cát Bà 500 mẫu đủ điều kiện, tiêu chuẩn trưng bày và hơn 1.500 vật mẫu phục vụ công tác nghiên cứu; Xây dựng được 806 phiếu hồ sơ lý lịch và phiếu thuyết minh. Đồng thời số hóa phiếu thuyết minh qua mã QR code; Xây dựng được cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu, nhóm sinh vật phù du gồm các trường thông tin liên quan đến 238 loài (36 loài ĐVPD, 202 loài TVPD). Nhóm thực vật biển: gồm các trường thông tin liên quan đến 118 loài (05 loài cỏ biển, 83 loài rong biển, và 30 loài thực vật ngập mặn).  Nhóm động vật không xương sống gồm các trường thông tin liên quan đến 238 loài (50 loài San hô, 29 loài giun biển, 88 loài thân mềm, 36 loàichân khớp, 16 loài da ga, và 19 loài hải miên). Nhóm động vật có xương sống gồm các trường thông tin liên quan đến 188 loài (183 loài cá biển, và một số loài chim, rắn biển, rùa biển và thú biển).

Bên cạnh đó, đề tài cũng đưa ra được một số giải pháp quản lý và sử dụng hợp lý bộ mẫu sinh vật biển thuộc quần đảo Cát Bà gồm: Giải pháp về tổ chức, quản lý; Giải pháp về kỹ thuật; Giải pháp khai thác, sử dụng và phát triển bộ mẫu; Giải pháp đổi mới trưng bày bảo tàng, phát huy giá trị hiện vật.

Đề tài xếp loại xuất sắc với 92,7 điểm. Hội đồng đánh giá cao kết quả thực hiện đề tài có tính mới, tính thực tiễn, tuy nhiên nhóm nghiên cứu cần chỉnh sửa, bổ sung một số nội dung chủ yếu: cập nhật thêm các quy trình bảo quản mẫu; Bổ sung giấy chứng nhận cho phòng thí nghiệm; Cập nhật những Nghị định mới của Chính phủ; Cung cấp bộ mẫu vật cho VQG Cát Bà; đặc biệt phần đánh giá, phân tích trong các bảng số liệu phải trùng khớp; Phần khuyến nghị có thêm giải pháp ứng dụng bảo tồn cho khu vực  đảo Bạch Long Vỹ; Chỉnh sửa lại những lỗi chính tả. Báo cáo kết quả nghiên cứu sau khi chỉnh sửa, hoàn thiện sẽ được Sở KH&CN trình Ủy ban nhân dân thành phố nghiệm thu./.

Đức Anh

 

 

Thứ 5, ngày 24 tháng 10 năm 2024
  • 16Giờ
  • 55Phút
  • 55Giây
Thông báo
 
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0