Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác giáo dục chính trị đối với học sinh, sinh viên
Sáng 09/12, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Hội nghị tư vấn, đánh giá nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác giáo dục chính trị đối với học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2030”. Đề tài do Thạc sỹ Nguyễn Văn Hiểu - Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo Thành ủy cùng các cộng sự thực hiện. PGS.TS Phạm Văn Linh - Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương làm Chủ tịch Hội đồng.
Sáng 09/12, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Hội nghị tư vấn, đánh giá nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác giáo dục chính trị đối với học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2030”. Đề tài do Thạc sỹ Nguyễn Văn Hiểu - Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo Thành ủy cùng các cộng sự thực hiện. PGS.TS Phạm Văn Linh - Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương làm Chủ tịch Hội đồng.
Thạc sỹ Phạm Ngọc Điền thay mặt nhóm nghiên cứu trình bày báo cáo kết quả thực hiện đề tài.
Sau 06 tháng triển khai, nhóm thực hiện đề tài đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện, khách quan, khoa học về thực trạng công tác giáo dục chính trị đối với học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố trong thời gian từ 2018 đến nay; triển khai khảo sát, học tập kinh nghiệm một số tỉnh, thành phố (Hà Nội, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Thái Nguyên). Kết quả cho thấy, công tác giáo dục chính trị đối với học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố được Thành uỷ và các cấp uỷ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, bài bản, gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục - đào tạo của nhà trường và ngành giáo dục thành phố. Nhận thức của cán bộ, giảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên và nhân dân thành phố về công tác giáo dục chính trị trong nhà trường được nâng lên. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống trong đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên được tăng cường. Việc tổ chức học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được cụ thể hoá bằng hành động và các tiêu chí trong công tác, học tập của từng cán bộ, giảng viên, giáo viên, học sinh , sinh viên. Tổ chức Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội, đặc biệt trong tổ chức Đoàn, Hội trong nhà trường được củng cố và phát triển. Tỷ lệ học sinh, sinh viên được kết nạp Đảng ngàng càng tăng về số lượng và nâng cao về chất lượng. Vai trò của cấp ủy, tổ chức Đảng và đảng viên trong nhà trường được phát huy.

Ban chủ nhiệm đề tài chụp ảnh lưu niệm cùng với các thành viên Hội đồng.
Tuy nhiên, công tác giáo dục chính trị đối với học sinh, sinh viên ở một số địa phương, nhà trường trên địa bàn thành phố còn chưa thực hiện một cách đầy đủ, kịp thời, hiệu quả; việc giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kinh tế và pháp luật, giáo dục công dân chưa được quan tâm đúng mức; sức chiến đấu của đảng viên, nhất là đảng viên học sinh, sinh viên và năng lực lãnh đạo của cấp uỷ, tổ chức Đảng ở nhiều trường còn chưa cao; sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các lực lượng công tác giáo dục chính trị còn hạn chế, nhất là đối với các trường Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng và Đại học…
Trên cơ sở dự báo tình hình và những yêu cầu đặt ra trong thời gian tới và từ hệ thống lý luận, tổng kết thực tiễn, nhóm nghiên cứu đã xây dựng hệ thống 08 nhóm nhiệm vụ, giải pháp, đồng thời đề xuất Ban Thường vụ Thành uỷ ban hành Chỉ thị về “Tăng cường công tác giáo dục chính trị đối với học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2030”, cụ thể như sau: Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương về công tác giáo dục chính trị đối với học sinh, sinh viên; Tăng cường công tác tuyền truyền, giáo dục chính trị của tổ chức Đoàn, Hội; Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, hội đồng trường, ban giám hiệu các nhà trường về công tác giáo dục chính trị; Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của học sinh, sinh viên đối với công tác giáo dục chính trị; Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức và đội ngũ cán bộ, giáo viên tham gia trực tiếp vào công tác giáo dục chính trị đối với học sinh, sinh viên; Đa dạng hoá nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục chính trị; Xây dựng và thực hiện hiệu quả cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội trong công tác giáo dục chính trị; Tăng cường nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục chính trị đối với học sinh, sinh viên.
Các thành viên Hội đồng đánh giá cao ý nghĩa khoa học, tính mới cũng như khả năng mang lại hiệu quả cao khi áp dụng, nhận rộng của đề tài. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cần bổ sung, chỉnh sửa một số nội dung sau để hoàn thiện hơn nữa kết quả nghiên cứu của đề tài: So sánh công tác giáo dục chính trị giữa đơn vị có tổ chức Đảng, Đoàn, Hội với những đơn vị chưa có tổ chức Đảng, Đoàn, Hội để làm rõ hơn vai trò của các tổ chức Đảng, Đoàn, Hội trong công tác giáo dục chính trị đối với học sinh, sinh viên; Bổ sung phân tích thực trạng và giải pháp giáo dục chính trị đối với đối tượng trong độ tuổi học sinh, sinh viên nhưng hiện tại không tham gia học tập tại các trường phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học; Cần làm nổi bật hơn những đóng góp cũng như hiệu quả áp dụng, nhân rộng của đề tài; Bổ sung mốc thời gian cụ thể vào bảng số liệu tại các phụ lục...
Với những kết quả đạt được, đề tài được Hội đồng tư vấn, nghiệm thu đánh giá xếp loại xuất sắc với số điểm 96 điểm./.
Hàn Vĩnh Tân