image banner
Nghiên cứu quy trình phân lập thể thực khuẩn (phage) bản địa
TS. Lê Tuấn Sơn cùng các cộng sự Trung tâm Quan trắc Môi trường biển (Viện Nghiên cứu Hải sản) vừa hoàn thành, trình Hội đồng tư vấn, đánh giá, nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình phân lập thể thực khuẩn (phage) bản địa để phòng và trị bệnh hoại tử gan tụy trên tôm thẻ chân trắng tại Hải Phòng”. PGS.TS Đỗ Văn Khương - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hải sản làm Chủ tịch Hội đồng. 

TS. Lê Tuấn Sơn cùng các cộng sự Trung tâm Quan trắc Môi trường biển (Viện Nghiên cứu Hải sản) vừa hoàn thành, trình Hội đồng tư vấn, đánh giá, nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình phân lập thể thực khuẩn (phage) bản địa để phòng và trị bệnh hoại tử gan tụy trên tôm thẻ chân trắng tại Hải Phòng”. PGS.TS Đỗ Văn Khương - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hải sản làm Chủ tịch Hội đồng. 

Anh-tin-bai

PGS.TS Đỗ Văn Khương - Chủ tịch Hội đồng nhận xét về đề tài.

Sau 02 năm nghiên cứu, bên cạnh các vấn đề tổng quan; đề tài hoàn thành mục tiêu khi phân lập được 09 vi khuẩn DK1, DK2, DK3, TC1, TC2, DK3, TNI, TN2 và TN3, trong đó DK2 và TC1 gây bệnh hoại tử cho tôm cho tôm bằng phương pháp tiêm với tỷ lệ tôm chết cộng dồn là 53,3 - 60,1% sau 48 giờ. Kết quả định danh 16s rDNA chỉ ra, DK2 là vi khuẩn V. parahaemolyticus (tỷ lệ tương đồng 99,86%) và TC1 là vi khuẩn V. azureus (tỷ lệ tương đồng 100%).

Đề tài phân lập được 05 thể thực khuẩn thuộc họ Myoviridae (phage 2, phage 2- 2, phage 3, phage 2-1 và phage mix), trong đó phage 2 và phage 3 có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy V. parahaemolyticus DK2 và V. azureus TC1. Thể thực khuẩn phage 2, phage 3, phage 2-1 và phage 2-2 được đánh giá là an toàn với tôm và an toàn với vi khuẩn khác. Vi khuẩn đề kháng phage là an toàn với tôm, độc lực của vi khuẩn đề kháng phage là yếu. Phage 2 đã tiêu diệt 80,5% vi khuẩn V. parahaemolyticus A23 - DK2 sau 7,5 giờ. Không có sự khác biệt với các MOI khác nhau khi ứng dụng phương pháp cho ăn phage. Phương pháp tiêm cho hiệu quả phòng trị bệnh của phage với MOI = 10.

Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng nghiên cứu quy trình sản xuất chế phẩm thể thực khuẩn dạng dung dịch. Theo đó, môi trường dung dịch tryptone được lựa chọn cho sản xuất thể thực khuẩn; Nhiệt độ phù hợp cho tăng sinh thể thực khuẩn cao là 30°C; Thời gian thu hoạch phage thích hợp là 5-7giờ. Nồng độ phage không thay đổi đáng kể khi bổ sung Chloroform 1% , 2% và vi khuẩn bị bất hoạt bởi Chloroform 2% ở điều kiện nhiệt độ phòng và 4°C.

Ngoài ra, đề tài cũng đề xuất xây dựng 02 quy trình: “Quy trình phân lập phage bản địa để phòng trị Vibrio spp” và “Quy trình sản xuất phage dạng dung dịch đạt mật độ 107PFU/ml”.

Các thành viên Hội đồng đánh giá cao nỗ lực của nhóm tác giả Viện Nghiên cứu Hải sản trong quá trình nghiên cứu, phân lập và xây dựng quy trình  phân lập thể thực khuẩn (phage) bản địa để phòng và trị bệnh hoại tử gan tụy trên tôm thẻ chân trắng tại Hải Phòng; đồng thời góp ý để hoàn thiện đề tài trước khi trình Ủy ban nhân dân thành phố nghiệm thu./.

Hoàng Dũng

Thứ 5, ngày 24 tháng 10 năm 2024
  • 16Giờ
  • 55Phút
  • 55Giây
Thông báo
 
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0