Bài 8: Giao tiếp hiệu quả với AI? Dễ lắm, để “Bình dân học AI” chỉ cho!
“Bình dân AI” là chuỗi các bài viết về AI của chuyên mục “Bình dân học vụ số” do thành phố Đà Nẵng thực hiện, nhằm hưởng ứng Kế hoạch triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số” của BCĐ Trung ương về phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Để theo dõi toàn bộ chuyên mục, hãy truy cập: https://binhdanhai.1022.vn/ hoặc https://binhdanai.1022.vn/
Thời buổi này, AI không còn là cái gì xa lạ nữa – nó như “người bạn ảo” cực kỳ đa năng, sẵn sàng giúp bạn từ viết content, lên ý tưởng bán hàng, làm bài thuyết trình cho tới… tán tỉnh bằng thơ tình (thiệt luôn!). Mấy “ông lớn” như ChatGPT, Grok, Gemini hay Deepseek giờ cũng chẳng còn xa lạ gì, ai rành một chút là dùng mỗi ngày như cơm bữa.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại, không phải ai dùng AI cũng hiệu quả đâu nha. Có người hỏi câu nào trúng câu đó, AI trả lời như chuyên gia thứ thiệt; có người thì hỏi xong chỉ nhận được mấy dòng lan man, thậm chí trả lời lạc đề. Tại sao vậy? Là vì chưa biết cách nói chuyện với AI cho đúng. Muốn AI hiểu đúng nhu cầu của mình, bạn phải viết prompt thật rõ ràng, cụ thể – chứ đừng chỉ ném đại vài từ rồi trông chờ vào “phép thuật” của nó.
Vậy nên trong bài này, mình sẽ chỉ cho bạn cách tận dụng AI sao cho hiệu quả nhất, kèm theo bí kíp viết prompt chuẩn chỉnh để nhận được câu trả lời chất lượng, đúng nhu cầu và… không khiến bạn lắc đầu “AI gì mà kỳ vậy trời!”.

⭐ Prompt là gì ?
Prompt – nghe tên thì tưởng “cao siêu”, nhưng thật ra nó chỉ là… cách bạn “ra lệnh” cho AI thôi!
Con người giao tiếp với AI qua prompt. Giống như lời thì thầm vào tai một con robot siêu thông minh: “Này, làm cái này giùm tao đi!” Nó là dòng lệnh thần kỳ giúp AI không lạc trôi giữa vũ trụ dữ liệu, mà tập trung đúng ý bạn muốn – từ làm thơ, lập trình, đến trả lời mấy câu triết lý cuộc sống. Prompt hay thì AI như thiên tài, prompt dở thì… đừng trách AI ngáo nha!
⭐ Những nguyên tắc cơ bản để viết prompt hiệu quả
Càng cụ thể, càng tốt
Đây là nguyên tắc quan trọng nhất. AI không thể đoán ý của bạn như người thân hay bạn bè. Do đó, để đạt được kết quả tốt, bạn cần phải nói rõ ràng và cụ thể về những gì bạn muốn.
Ví dụ:
Mơ hồ: “Viết bài giới thiệu sản phẩm.”
Cụ thể: “Viết một bài giới thiệu sản phẩm sữa rửa mặt X dành cho da nhạy cảm, giọng văn thân thiện, khoảng 150 từ, và dành cho phụ nữ 18-25 tuổi.”
Như vậy, AI sẽ hiểu đúng nhu cầu của bạn và không phải đoán mò.

Đặt vai trò rõ ràng (phương pháp nhập vai)
AI có thể mô phỏng nhiều kiểu chuyên môn và phong cách khác nhau, nhưng nếu bạn không nói rõ vai trò, AI sẽ trả lời theo kiểu “chung chung”, không đúng ngữ điệu hoặc chuyên sâu như mong đợi.
Bằng cách nhập vai, bạn giúp AI hiểu rõ:
👉 Quan điểm cần nói (VD: của chuyên gia? học sinh? nhà tư vấn?)
👉 Cách trình bày (nghiêm túc, giản dị, chuyên môn cao…)
👉 Góc nhìn chuyên biệt (UX, marketing, y tế, luật…)
Ví dụ:
“Bạn là một chuyên gia huấn luyện kỹ năng thuyết trình cho sinh viên. Hãy hướng dẫn cách mở đầu bài thuyết trình ấn tượng, phù hợp với sinh viên năm nhất ngành truyền thông, phong cách gần gũi – truyền cảm hứng.”
“Hãy nhập vai là một chuyên gia sáng tạo nội dung trên TikTok với hơn 1 triệu follower. Hãy đề xuất 5 ý tưởng nội dung viral cho một tiệm trà sữa mới mở, hướng đến học sinh – sinh viên, giọng văn hài hước, dễ viral.”

Cung cấp ngữ cảnh
Để AI có thể đưa ra câu trả lời chính xác, bạn cần cung cấp đầy đủ ngữ cảnh và thông tin bổ sung về tình huống bạn đang yêu cầu.
Ví dụ:
“Viết một bài blog về du lịch Đà Nẵng.” (Ngữ cảnh quá mơ hồ)
“Viết một bài blog về du lịch Đà Nẵng cho những gia đình có trẻ em dưới 10 tuổi, muốn tham quan các điểm vui chơi, ăn uống phù hợp.” (Ngữ cảnh rõ ràng hơn)
Cung cấp thông tin về đối tượng, mục đích sử dụng, hoặc tình huống sẽ giúp AI hiểu rõ yêu cầu của bạn hơn.

Xác định giọng văn và phong cách
Giống như khi bạn giao việc cho một đồng nghiệp, hãy nói rõ phong cách viết mà bạn muốn. Bạn cần viết trang trọng, hài hước, hay nhẹ nhàng? Càng chi tiết, càng dễ dàng giúp AI hiểu và đáp ứng đúng nhu cầu của bạn.
Ví dụ:
“Viết bài với giọng văn hài hước và gần gũi, giống như đang trò chuyện với bạn bè.”
“Viết bài với giọng văn chuyên nghiệp và trang trọng, thích hợp để đăng trên một tạp chí doanh nghiệp.”

Đặt giới hạn độ dài
Khi yêu cầu AI tạo nội dung, đừng quên xác định độ dài bài viết hoặc câu trả lời bạn mong muốn. Điều này giúp AI tập trung vào việc tạo ra kết quả phù hợp với không gian và thời gian bạn có.
Ví dụ:
“Viết một đoạn văn 100 từ về lợi ích của việc tập thể dục.”
“Tóm tắt bài báo trên 200 từ, với 3 điểm chính.”
Khi bạn chỉ rõ độ dài, AI sẽ dễ dàng tạo ra nội dung vừa đủ, không quá dài hoặc ngắn.
Sử dụng các định dạng và cấu trúc phù hợp
Đôi khi, bạn không chỉ muốn một đoạn văn mà còn muốn cấu trúc rõ ràng như danh sách, gạch đầu dòng, bảng biểu hoặc đoạn văn ngắn. Nếu bạn muốn AI trả lời theo cách này, đừng ngại yêu cầu.
Ví dụ:
“Viết một danh sách 5 lợi ích của việc ăn sáng, mỗi lợi ích dưới 20 từ.”
“Viết một bài văn tóm tắt, chia thành 3 phần: Giới thiệu, Nội dung chính, Kết luận.”
Nhờ vậy, AI sẽ tạo ra nội dung dễ đọc và đúng với yêu cầu của bạn.

Kiểm tra và cải thiện prompt
Nếu kết quả AI đưa ra không đúng như bạn mong đợi, đừng ngần ngại sửa đổi và yêu cầu lại. Bạn có thể yêu cầu AI thay đổi giọng văn, thêm bớt chi tiết hoặc làm rõ phần nào đó.
Ví dụ:
Nếu AI viết quá dài hoặc thiếu chi tiết, bạn có thể nói:
Khi bạn tinh chỉnh prompt, AI sẽ học và hiểu chính xác hơn nhu cầu của bạn.

Đặt câu hỏi mở rộng khi cần
Khi bạn không chắc chắn về một chủ đề, đừng ngần ngại đặt câu hỏi mở rộng. Đặt câu hỏi như vậy sẽ giúp bạn khai thác thêm thông tin từ AI để có được kết quả đầy đủ và phong phú.
Ví dụ:
“Tại sao việc học ngoại ngữ lại quan trọng trong thế kỷ 21? Có thể liệt kê các lý do chính giúp tôi không?”
“Giải thích cho tôi sự khác biệt giữa marketing truyền thống và digital marketing với ví dụ thực tế.”

Cấu trúc của một prompt cơ bản
Vậy nên, trí tuệ nhân tạo là một cỗ máy cực kỳ mạnh mẽ, nhưng muốn nó làm việc cho bạn, bạn phải biết nói chuyện với nó đúng cách – tức là phải viết prompt thật chuẩn. Một prompt rõ ràng, có mục tiêu và chi tiết sẽ giúp bạn tận dụng hết khả năng của AI, từ việc học hành, công việc cho đến sáng tạo nội dung.
Hãy coi việc viết prompt như là “dạy máy tính hiểu bạn” – càng luyện nhiều, bạn càng trở thành bậc thầy giao tiếp với máy. Và khi bạn thành công trong việc này, AI sẽ trở thành trợ lý siêu thông minh, hoạt động 24/7, không bao giờ nghỉ ngơi, chỉ chờ bạn ra lệnh thôi!