image banner
Nghiên cứu tách chiết hoạt chất β-Glucan từ bã men bia nhằm ứng dụng nâng cao hiệu quả miễn dịch, kháng bệnh của tôm nuôi tại Hải Phòng

Theo báo cáo kết quả thực hiện đề tài Nghiên cứu tách chiết hoạt chất β-Glucan từ bã men bia nhằm ứng dụng nâng cao hiệu quả miễn dịch, kháng bệnh của tôm nuôi tại Hải Phòng của Viện Khoa học công nghệ Năng lượng và Môi trường sáng 26/4/2025 tại Sở Khoa học và Công nghệ Hải Phòng, hàng năm, các nhà máy bia trên địa bàn thành phố Hải Phòng thải ra một lượng rất lớn bã men bia, chỉ tính riêng Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Hải Phòng mỗi năm thải ra từ 300-450 m3, tương ứng với khoảng 1-1,5% lượng bia được sản xuất. Lượng bã men bia này được một số đơn vị, địa phương thu mua với giá thành không cao để sản xuất thức ăn chăn nuôi hoặc xuất khẩu nguyên liệu thô sang Trung Quốc. Số còn lại, các công ty này phải mất chi phí lớn để xử lý môi trường, đặc biệt vào mùa hè khi sản xuất bia tăng cao nhưng lượng thu mua bã men bia lại rất hạn chế. Giải pháp nghiên cứu đưa ra trước thực trạng trên là tách chiết hoạt chất β-Glucan từ bã men bia nhằm ứng dụng nâng cao hiệu quả miễn dịch, kháng bệnh của tôm nuôi tại Hải Phòng.

Quang cảnh Hội nghị tư vấn đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài.

Đề tài đã thực hiện tối ưu hóa các bước của quá trình tách chiết chế phẩm chiết xuất nấm men nội bào và chế phẩm β-Glucan từ bã men bia, bao gồm: giai đoạn tiền xử lý (lọc, tách trong các điều kiện NaOH 1M, pH10, 500C trong 10 phút), thủy phân (0,5% protease, 550C, pH7 trong 48 giờ), xử lý kiềm (NaOH 1M, 900C trong 2 giờ), xử lý axit acetic (900C trong 2 giờ), xử lý dung môi hữu cơ (EtOH, 800C trong 2 giờ), cao áp (1210C, áp suất 1atm trong 15 phút), siêu âm (thời gian 20 phút, tần số 12kHz). Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất chế phẩm chiết xuất nấm men nội bào dạng bột từ bã men bia với các công đoạn: tiền xử lý, thủy phân, dịch nội bào, cô đặc, phối trộn, sấy và chiết xuất thành chế phẩm nấm men nội bào. Quy trình sản xuất chế phẩm β-Glucan gồm: tiền xử lý, thủy phân, thành tế bào, xử lý kiềm (NaOH 1M), xử lý bằng axit acetic, xử lý EtOH, cao áp, siêu âm, phối trộn, sấy và cho ra thành phẩm chế phẩm β-Glucan. Nghiên cứu đã tiến hành thực nghiệm sản xuất 16 mẻ chế phẩm ở quy mô 100 lít, thu về 10,553kg chế phẩm gốc β-Glucan và 11,553 kg chế phẩm chiết xuất nấm men nội bào, trong đó lượng β-Glucan thu được dao động từ 21,5-22,7g/kg bã men tươi, hàm lượng β-Glucan dao động từ 81,35-86,25%. 

Nghiên cứu đánh giá hiệu quả nuôi tôm sử dụng thức ăn có bổ sung chế phẩm β-Glucan với nhiều nghiệm thức nuôi đều cho kết quả tốt hơn về tỷ lệ sống, tăng trưởng và khả năng kháng bệnh so với quy trình nuôi thông thường. Năng suất nuôi của các nghiệm thức sử dụng chế phẩm β-Glucan đạt trung bình 1,48±0,19 kg/m3, cao hơn 1,7 lần so với nghiệm thức đối chứng (đạt 0,87 kg/m3). 

Với kết quả nghiên cứu trên, Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp thành phố do TS. Bùi Thanh Tùng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường làm Chủ tịch Hội đồng thống nhất nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Ban chủ nhiệm nhiệm vụ cần chỉnh sửa, bổ sung một số nội dung như: tại phần tổng quan nghiên cứu, bổ sung tình hình sử dụng chế phẩm β-Glucan ở Hải Phòng và việc ứng dụng chế phẩm này trong nuôi trồng thủy sản; làm rõ điểm vượt trội của chế phẩm β-Glucan từ kết quả nghiên cứu so với các chế phẩm β-Glucan trên thị trường hiện nay và khả năng ứng dụng rộng rãi của chế phẩm; ưu điểm của quy trình nhóm nghiên cứu đề xuất so với quy trình…

Nhật Hạ

Admin
Thứ 5, ngày 24 tháng 10 năm 2024
  • 16Giờ
  • 55Phút
  • 55Giây
Thông báo
 
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0