Cần tạo cơ chế trung gian để phát triển thị trường khoa học và công nghệ
Chiều 13/7/2023, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Đoàn giám sát Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội làm việc với thành phố Hải Phòng để khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển thị trường khoa học và công nghệ (KH&CN) trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Đồng chí Nguyễn Phương Tuấn - Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc Hội, Trưởng đoàn chủ trì buổi làm việc.
Chiều 13/7/2023, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Đoàn giám sát Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội làm việc với thành phố Hải Phòng để khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển thị trường khoa học và công nghệ (KH&CN) trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Đồng chí Nguyễn Phương Tuấn - Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc Hội, Trưởng đoàn chủ trì buổi làm việc.

Phó Giám đốc Sở KH&CN Nguyễn Đình Vinh báo cáo tại buổi làm việc.
Tham dự buổi làm việc, về phía Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hải Phòng, có đồng chí Lê Khắc Nam - Phó Chủ tịch UBND thành phố; đồng chí Lã Thanh Tân - Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội chuyên trách thành phố; đại diện lãnh đạo Sở KH&CN và các sở, ban, ngành, viện, trường liên quan.
Giai đoạn 2018-2022, công tác phát triển thị trường KH&CN của thành phố đã theo sát, tập trung thực hiện những quan điểm, chủ trưởng của Đảng theo tinh thần Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012, Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khoá XI) và Nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 25 /7/ 2013 về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế thành phố Hải Phòng: Sở KH&CN đã tham mưu cho thành phố Ban hành 22 văn bản liên quan đến chính sách pháp luật về phát triển thị trường KH&CN; 11 chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ; 78 cuôc hội thảo, hội nghị, toạ đàm; Nhận và chuyển giao 32 công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam nhằm xúc tiến thị trường KH&CN trong nước.
Bên cạnh đó, có hơn 300 đề tài, đề án khoa học cấp thành phố được thực hiện, trong đó 76% đề tài, đề án được ứng dụng vào thực tiễn; gần 100% các đề tài cấp quận, huyện được đưa vào ứng dụng trong thực tế. Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam, mức chi cho KH&CN (0,89%) tuy chưa đạt mức 2% tổng chi ngân sách thành phố nhưng vẫn cao hơn nhiều so với các địa phương khác trong cả nước, đây là sự nỗ lực rất lớn của thành phố khi phải tự chủ ngân sách. Các văn bản chỉ đạo, các chương trình, kế hoạch… đã tập trung vào hỗ trợ, định hướng các doanh nghiệp đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất; thúc đẩy kích cầu hoạt động xúc tiến, môi giới, chuyển giao thị trường KH&CN thành phố; thương mại hoá các tài sản trí tuệ, phát huy được phong trào lao động sáng tạo.
Sau khi nghe báo cáo của của Sở KH&CN, các ý kiến sở, ngành, đơn vị liên quan, đồng chí Nguyễn Phương Tuấn - Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc Hội, Trưởng Đoàn giám sát đề nghị UBND thành phố làm rõ một số nội dung sau: Bổ sung số liệu để làm rõ kết quả thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-HĐND; Những khó khăn trong việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; Vướng mắc trong quá trình chuyển giao công nghệ, phương án tháo gỡ, xử lý nếu xảy ra tranh chấp; Giải pháp để Quỹ KHCN hoạt động hiệu quả; Chính sách thuế và các ưu cơ chế ưu đãi đối với doanh nghiệp KHCN được thực hiện như thế nào?.
Bên cạnh đó, Đoàn công tác cũng lắng nghe ý kiến đề xuất, kiến nghị của các sở, ngành, doanh nghiệp, đại diện viện, trường về xây dựng chính sách mới có hiệu quả, cũng như cách thức hỗ trợ doanh nghiệp và cộng đồng để thúc đẩy phát triển thị trường KHCN, cụ thể như: Căn cứ pháp lý để phát triển các tổ chức trung gian của thị trường KH&CN; Luật quản lý và sử dụng tài sản công; Việc giảm biên và cơ chế đầu tư xây dựng cơ sơ hạ tầng đối với các tổ chức KH&CN; Thủ tục thanh quyết toán đối với việc thực hiện nhiệm KHCN cần thông thoáng, đơn giản hơn; Cơ chế tiền lương, định mức, cách thức thuê khoán trong việc thuê chuyên gia thực hiện các nhiệm vụ KHCN...
Kết luận tại buổi làm việc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Nguyễn Phương Tuấn đánh giá cao những kết quả mà thành phố đã làm được trong thời gian qua, đặc biệt là việc thiết lập chính sách hỗ trợ doanh nghiệp KH&CN. Tuy nhiên, đồng chí mong muốn thành phố cần quan tâm dành ngân sách nhiều hơn nữa cho KHCN, giúp KHCN tạo bước đột phá và thực sự đóng vai trò trụ cột trong phát triển kinh tế của thành phố. Ông cũng mong muốn thành phố cần làm rõ giữa chi đầu tư và chi thường xuyên cho KHCN; Sửa đổi các Nghị định ràng buộc cơ chế tài chính; Đưa ra ý kiến chính thức về việc sự tồn tại của Quỹ phát triển KH&CN có thực sự cần thiết. Ngoài ra thành phố cần bổ sung các phụ lục kiến nghị, đề xuất cụ thể trong từng lĩnh vực để tối ưu hoá việc chỉnh sửa bổ sung luật KHCN trong thời gian tới.

Đồng chí Nguyễn Phương Tuấn - Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường
của Quốc Hội phát biểu kết luận tại buổi làm việc.
Trước đó, sáng ngày 13/11, Đoàn giám sát Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã đi khảo sát thực tế tại Trung tâm ISC, một điểm sáng về hoạt động xúc tiến, môi giới, chuyển giao công nghệ; Tham quan trang thiết bị và hoạt động sản xuất tại Công ty cổ phần Cơ khí và vật liệu xây dựng Thanh Phúc, doanh nghiệp KH&CN tiêu biểu của thành phố./.

Đoàn giám sát Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội
đi khảo sát thực tế tại Trung tâm ISC (Sở KH&CN).

Đoàn giám sát Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội tham quan
Công ty cổ phần Cơ khí và vật liệu xây dựng Thanh Phúc.
Chiêu Minh