image banner
Đo lường - Đòn bẩy chiến lược thúc đẩy năng suất, chất lượng
Sáng 16/5, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng quốc gia (UBTCĐLCLQG), Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Sở KH&CN tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Nâng cao hiệu quả thực hiện Quyết định số 996/QĐ-TTg và Ngày Đo lường thế giới (20/5) - Đo lường cho mọi người, mọi thời đại - 150 năm Công ước Mét”.

Tham dự Hội thảo có ông Trần Hậu Ngọc, Phó Chủ tịch UBTCĐLCLQG; ông Vũ Khánh Xuân, Chủ tich Hội Đo lường Việt Nam; bà Trần Thị Kim Dung, Phó Viện trưởng Viện Đo lường Việt Nam; ông Phạm Việt Đức, Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Thái Nguyên; ông Phạm Việt Hùng, Phó Giám đốc Sở KH&CN thành phố Hải Phòng.

Quang cảnh Hội thảo.

Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, ông Trần Hậu Ngọc, Phó Chủ tịch UBTCĐLCLQG cho biết, năm 2025 đánh dấu ông 150 năm Công ước Mét, dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của hệ thống đo lường quốc tế, tạo nền tảng cho sự thống nhất và chính xác trong đo lường trên toàn cầu. Những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và khoa học công nghệ, coi đây là yếu tố then chốt để nâng cao năng suất, chất lượng, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững đất nước. Minh chứng cho điều đó là việc Ban Bí thư và Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 30/7/2024 về đẩy mạnh công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng quốc gia đến năm 2030 và Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Đây là những định hướng chiến lược quan trọng, thể hiện tầm nhìn dài hạn và quyết tâm chính trị cao trong việc nâng tầm vị thế khoa học công nghệ và đo lường của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và cạnh tranh toàn thế giới.

Ông Trần Hậu Ngọc, Phó Chủ tịch UBTCĐLCLQG phát biểu tại Hội thảo.

Ông Phạm Việt Đức, Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Thái Nguyên chia sẻ: Cách tiếp cận nhất quán, lấy doanh nghiệp làm trung tâm, đồng hành cùng doanh nghiệp trong từng bước triển khai đã giúp Thái Nguyên tạo lập những mô hình đo lường hiệu quả, có khả năng tổng kết, nhân rộng trên phạm vi toàn quốc. Qua thực tiễn đó có thể khẳng định: Khi đo lường được lồng ghép hiệu quả với quản trị doanh nghiệp, ứng dụng khoa học, công nghệ và chuyển đổi số, thì đo lường không chỉ là công cụ kỹ thuật, mà còn là đòn bẩy chiến lược cho tăng trưởng năng suất, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Hội thảo là dịp quan trọng để cùng nhìn lại chặng đường 5 năm triển khai Đề án 996, trao đổi bài học kinh nghiệm, đề xuất sáng kiến, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện trong giai đoạn tiếp theo. Từ thực tiễn của tỉnh Thái Nguyên và nhiều địa phương khác đã khẳng định rõ, đo lường không còn là công cụ hậu kiểm mà đã trở thành hạ tầng kỹ thuật thiết yếu, thúc đẩy năng suất, chất lượng, đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế. Đây cũng là một trong những điểm then chốt được xác định trong Nghị quyết số 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Ông Phạm Việt Đức, Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Thái Nguyên phát biểu tại Hội thảo.

Trong khuôn khổ hội thảo, ông Trần Quý Giầu, Trưởng ban Ban Đo lường Việt Nam đã có báo cáo đề dẫn về tình hình triển khai, một số kết quả thực hiện Đề án 996 và định hướng. Trong đó, phát triển hệ thống chuẩn đo lường quốc gia đã phê duyệt 48 chuẩn đo lường quốc gia của 29 đại lượng (7 đại lượng cơ bản và 22 đại lượng dẫn xuất). Về bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ về đo lường tổng số giai đoạn năm 2019-2024 xấp xỉ 8,638 học viên đạt 86% mục tiêu.  

Ông Trần Quý Giầu,Trưởng ban Ban Đo lường Việt Nam phát biểu tại Hội thảo.

Tại hội thảo, các ý kiến đều cho rằng, đo lường không còn là công cụ hậu kiểm, mà đã trở thành hạ tầng kỹ thuật thiết yếu thúc đẩy năng suất, chất lượng, đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế. Đây cũng là một nội dung then chốt được xác định trong Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Các đại biểu chụp hình lưu niệm tại Hội thảo.

Nhân dịp này, Hội đo lường Việt Nam đã công bố thông điệp của Ngày đo lường thế giới với chủ đề “Đo lường cho mọi người, mọi thời đại - 150 năm Công ước Mét”. Chủ đề năm nay nhấn mạnh thông điệp sâu sắc về tính phổ quát, công bằng và lâu dài của đo lường, phản ánh sứ mệnh của đo lường trong phục vụ đời sống con người và phát triển kinh tế - xã hội bền vững./.

Anh Tuấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Admin
Thứ 5, ngày 24 tháng 10 năm 2024
  • 16Giờ
  • 55Phút
  • 55Giây
Thông báo
 
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0